Ứng dụng công nghệ biogas xử lý lục bình ở Tây Ninh

Thứ ba - 17/12/2013 23:30 139 0
Sáng ngày 17/12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh đã tổ chức nghiệm thu đề tài “ Ứng dụng công nghệ biogas xử lý lục bình ở Tây Ninh ” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Tây Ninh chủ trì thực hiện, KS. Nguyễn Duất Mơ làm chủ nhiệm đề tài.

 Sáng ngày 17/12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh đã tổ chức nghiệm thu đề tài “ Ứng dụng công nghệ biogas xử lý lục bình ở Tây Ninh ” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Tây Ninh chủ trì thực hiện, KS. Nguyễn Duất Mơ làm chủ nhiệm đề tài. Hội đồng đã mời PGS.TS Bùi Xuân An và PGS.TS. Dương Nguyên Khang tham gia phản biện cùng với sự tham dự của các thành viên đang công tác tại các Sở, ngành có liên quan.

Trong những năm gần đây, lục bình phát triển nhiều trên sông Vàm Cỏ Đông và các chi lưu của sông. Mật độ lục bình trên sông vào các tháng mùa khô dày đặc chiếm trên 70% diện tích mặt sông làm giảm độ oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống động vật dưới nước, làm cản trở dòng chảy, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước các công trình thủy nông. Do đó việc ứng dụng công nghệ biogas xử lý lục bình tạo ra gas cung cấp khí đốt phục vụ sinh hoạt gia đình góp phần khống chế sự tăng trưởng và phát triển của lục bình.

 Qua kết quả triển khai, thực hiện: cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã tiếp thu được công nghệ; thiết kế và xây dựng hầm ủ biogas có thể tích khác nhau từ 4-50 m³ có cánh khuấy; sử dụng nguồn nguyên liệu từ lục bình, chất thải trong chăn nuôi; quá trình vận hành đơn giản. Hệ thống gas có bình lọc H2S nên khắc phục được mùi khó chịu trong quá trình sử dụng.

 Đánh giá được hiệu quả xử lý lục bình và chất thải từ chăn nuôi bằng mô hình hầm ủ biogas; nước thải từ hầm ủ biogas tạo nguồn thức ăn tự nhiên để nuôi cá góp phần tạo nguồn thu nhập nâng cao đời sống cho các nông hộ vùng ven sông rạch; sử dụng hầm ủ biogas giúp các hộ dân giảm chi phí nguồn chất đốt; việc triển khai mô hình góp phần hạn chế nguồn sinh trưởng và phát triển lục bình trên sông, rạch; bã thải từ hầm ủ phối trộn với rễ lục bình tạo ra nguồn phân hữu cơ bón cây trồng, có tác dụng cải tạo đất như tăng hàm lượng mùn, tạo độ xốp, giữ độ ẩm tốt.

Các thành viên Hội đồng nhận xét đề tài có giá trị khoa học và ứng dụng cao; số lượng, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Tuy nhiên cần chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện phần tổng quan về Tây Ninh như cần chi tiết rõ hơn về tình hình triển khai ứng dụng công nghệ Biogas, tiêu chí về diện tích đáp ứng cho hầm ủ; cần xây dựng dự án mới để phát triển, nhân rộng mô hình ra cộng đồng với thiết kế theo hướng giảm chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cho mỗi hầm ủ Biogas. Với những kết quả đã đạt được, Hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu đánh giá xếp loại và kết quả đề tài đạt loại Khá./.


Phòng Quản lý Khoa học

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay3,995
  • Tháng hiện tại75,714
  • Tổng lượt truy cập1,884,615
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây