Văn phòng đề án 844, Cục Phát triển thị trường
và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Văn phòng Đề án 844 - Bộ Khoa học
và Công nghệ, Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) phối hợp
cùng Saigon Innovation Hub (SIHUB) và Chương trình hỗ trợ Khởi nghiệp của Chính
phủ Thụy Sỹ (Swiss EP) diễn ra chiều 09/12, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng
khẳng định: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang thực hiện
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Không dễ IPO
IPO (viết tắt theo tiếng Anh: Initial Public Offering) là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng.
Trong đó, tập trung phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp cả về số lượng, quy mô và chất lượng, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là một trong các giải pháp đột phá chiến lược. Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam có hướng phát triển tích cực trong 5 năm qua với sự hỗ trợ và thúc đẩy của Chính phủ, đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp. Năm 2020, quy mô tăng 9 lần so với năm 2015 và đã lên đến hơn 1,3 tỷ USD. Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay chưa ghi nhận được thương vụ IPO nào.
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ, môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nước và sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiến tới IPO không hề dễ dàng.
Theo Thứ trưởng Tùng, để thành công, doanh nghiệp phải thuyết phục được nhà đầu tư có mô hình kinh doanh mới độc đáo, khả năng thích ứng của doanh nghiệp cao với những biến động của thị trường nhất là những rủi ro từ đại dịch Covid-19. Trong năm qua, một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines... chỉ ghi nhận 54 thương vụ IPO với tổng giá trị là 5 tỷ USD. Còn tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, chưa ghi nhận được thương vụ IPO nào.
Hiện nay, Saigon Innovation Hub (SIHUB) là đơn vị nghiên cứu triển khai chương trình đào tạo hướng đến con đường IPO cho các doanh nghiệp. Thông qua chương trình này tạo ra một cộng đồng gồm 50 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hướng đến IPO trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tiền TechFest Việt Nam 2021.
Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn trong thời gian tới một số chương trình huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo được đi vào chiều sâu hơn, thúc đẩy cho các lực lượng, các doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD đi đến cuối con đường khởi nghiệp là IPO. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình hiện nay, việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, những bước tiến mới trong định hướng IPO, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ có chính sách mới hỗ trợ, phát triển thị trường trí thức đầu tư trong và ngoài nước.
"Mô hình này là cơ sở để chúng tôi trao đổi thảo luận và nhân rộng mô hình hỗ trợ hướng đến IPO của Đề án 844 đã giao cho SIHUB. Những đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện định hướng phát triển, triển khai hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đạt tiêu chuẩn tiếp cận với các hệ sinh thái hàng đầu trên thế giới", ông Tùng nói.
Để start-up Việt vươn ra quốc tế
Tại Hội nghị "Con đường hướng đến IPO cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", tỷ phú người Thụy Sỹ ông Axel Schultze, nhận định: Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế trong vòng vài năm tới. Cộng đồng start-up trong một quốc gia cần có sự kết nối với thế giới để tạo thành một mạng lưới. Nói cách khác, các start-up phải có tư duy "go global" – vươn ra toàn cầu.
Liên quan đến tiền đề định hướng xây dựng thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Saigon Innovation Hub (SIHUB) cho biết: Nhà nước cần xây dựng khung thử nghiệm (sandbox) dành riêng cho sàn giao dịch các công ty khởi nghiệp.
"Chúng ta cần có sân chơi dành riêng cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nếu không họ có thể huy động qua các kênh khác ở quốc tế và hoặc chúng ta chẳng có sân chơi nào cả. Việt Nam hiện thiếu sân chơi dành riêng cho mình, cả về kiến thức, kinh nghiệm và vốn", ông Tước nói.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng khung thử nghiệm (sandbox) dành riêng cho sàn giao dịch các công ty khởi nghiệp.
Theo Ông Huỳnh Kim Tước, CEO SIHUB: Phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là chủ đề được đưa ra thảo luận từ lâu, nhưng gặp nhiều vướng mắc từ phía thị trường, nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc là xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán chuyên biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp (KONEX), hoạt động gần tương tự với sàn giao dịch dành cho các công ty đại chúng nhưng điều kiện niêm yết là dành riêng cho đối tượng start-up. Trong đó nhà đầu tư có thể tìm kiếm doanh nghiệp tiềm năng cũng như thoái vốn dễ dàng. Khóa học IPO đầu tiên do SIHUB tổ chức tại TP.HCM cũng định hướng bổ sung theo hướng IPO cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với nhiều chuyên đề được phê duyệt bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Các học viên khóa đào tạo IPO đầu tiên và sau này sẽ là lực lượng quan trọng trong thị trường tài chính tương lai.
SIHUB dự kiến cũng sẽ thành lập Ban tư vấn IPO để tư vấn cho các doanh nghiệp trước, trong và sau IPO, hướng đến mô hình thí điểm chính sách (sandbox) về sàn giao dịch start-up Việt và kế hoạch mở rộng các lớp IPO ra khu vực phía Bắc, hình thành câu lạc bộ IPO để mở rộng kết nối.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, người đại diện cho Đề án 844, đánh giá lớp học IPO là chương trình thí điểm tại TP.HCM để chuẩn bị kiến thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp có thể đi xa hơn trong tương lai./.
https://techfest.vn/