Giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023

Thứ tư - 06/04/2022 12:34 190 0
Edtech - các startup trong lĩnh vực giáo dục đang được đánh giá là vô cùng tiềm năng khi đại dịch Covid-19 và bối cảnh “bình thường mới” khiến nhu cầu học online trở thành tất yếu...

 

Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ khoảng 44.3%, theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021. 
Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023. Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”. Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu. 
Các diễn giả tham dự hội thảo “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh
bình thường mới”
Chia sẻ tại Hội thảo “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới” trong khuôn khổ Techfest 2022 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Trí Hiển, CEO Công ty cổ phần Thiên Hà Xanh cho biết, trong năm 2020 và 2021, một loạt chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ phát triển thị trường công nghệ giáo dục lần đầu tiên được đẩy mạnh.
Theo đó, kết quả học tập và thi cử từ xa được công nhận hay các thí nghiệm ảo cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có rất nhiều sản phẩm công nghệ giáo dục đạt được giải thưởng trong và ngoài nước và thu hút được lượng người dùng lớn. Ví dụ như Azota có khoảng 46 triệu truy cập hàng tháng và lọt top 37 Edtech lớn nhất thế giới. Ông Trí Hiển kì vọng, một số sản phẩm Edtech Việt Nam trong thời gian sắp tới có thể có những bước đi ấn tượng về mặt số lượng, nâng cao chất lượng và giữ được vị thế của mình. 
Azota có phiên bản app trên cả App Store và CH Play
Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục thị trường và Doanh nghiệp KH&CN khẳng định, Việt Nam cần phải đẩy mạnh “đổi mới sáng tạo mở” nhằm thu hút thêm các nguồn lực và hoạt động bên ngoài để thúc đẩy hạt nhân biên trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nói chung và lĩnh vực Edtech nói riêng.
Ông Quất cũng kỳ vọng và mong muốn các trường đại học sẽ trở nên “mở” hơn nữa. Theo đó, nhiều hợp tác và ký kết với các trường nước ngoài sẽ được triển khai, từ đó giúp giải quyết nhu cầu nguồn lực các doanh nghiệp trong tương lai. “Mỗi trường nên dành thêm không gian cho nhiều trường đại học nước ngoài đến phát triển để đa dạng hệ sinh thái Việt Nam”, ông Quất chia sẻ.
Các chuyên gia tham gia hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của các chủ thể và việc cần thiết kết nối các bên nhằm giải quyết bài toán về chất lượng giáo dục và tâm lý hậu đại dịch. Theo đó, nhà nước và các tổ chức, tập đoàn cần có những “bài toán mới” trong quản lý và vận hành; và rất cần thiết trong việc kết nối “lời giải sáng kiến mới” từ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong mô hình liên kết đó, việc thiết lập “sợi dây” kết nối trung gian giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với vườn ươm, tổ chức hỗ trợ để cùng hoàn thiện giải pháp, sáng kiến là vô cùng quan trọng./.
nguồn: https://vneconomy.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay2,430
  • Tháng hiện tại49,165
  • Tổng lượt truy cập2,909,907
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây