Chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN đổi mới cơ chế tài chính chưa tới ngưỡng

Thứ ba - 25/10/2016 23:00 131 0
Mặc dù nhiều cơ chế, chính sách mới về KH&CN đã được ban hành trong giai đoạn 2005-2015, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục thanh, quyết toán, áp dụng khoán với các nhiệm vụ KH&CN, Đoàn giám sát của Quốc hội vẫn nhận định sự đổi mới này chưa tới tầm, tới ngưỡng.

Theo đoàn giám sát, đây là một nguyên nhân hạn chế sự đóng góp của KH&CN vào sự phát triển.

Văn bản nhiều, thực hiện chưa tốt

Để làm rõ hiệu quả chính sách phát triển KH&CN, thúc đẩy CNH-HĐH giai đoạn 2005-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã lập Đoàn Giám sát vấn đề này.Theo TS Lê Bộ Lĩnh - Phó trưởng Đoàn giám sát - rất nhiều văn bản về KH&CN đã được ban hành, gồm 2 nghị quyết trung ương, 8 luật, 34 nghị định, hơn 200 thông tư, 4.000 văn bản của địa phương, hơn 10 chiến lược của quốc gia, ngành và địa phương.

 

1.jpg
PET/CT - một kỹ thuật chấn đoán sớm ung thư - đã được Việt Nam ứng dụng thành công. Ảnh chụp tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Phương Nguyên
PET/CT - một kỹ thuật chấn đoán sớm ung thư - đã được Việt Nam ứng dụng thành công. Ảnh chụp tại Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Phương Nguyên

"Có địa phương ví như đi trong rừng văn bản, không biết chỉ đạo thế nào. Văn bản nhiều nhưng nói gọn lại một cách logic, có mục tiêu là rất khó. Đây là lý do khi cần sắp xếp một buổi làm việc, các địa phương thường xin vài tuần chuẩn bị báo cáo. Điều quan trọng hơn, văn bản ban hành nhiều nhưng sự phối hợp thực hiện lại chưa rõ" - TS Lĩnh nêu.

Ngược lại, với các doanh nghiệp, những vấn đề họ quan tâm đều được trình bày rất trôi chảy. Theo ông Lĩnh: "Vì đó là vấn đề thường trực của họ. Không cần chuẩn bị lâu, họ có thể chỉ ra ngay chiến lược KH&CN, định hướng, mục tiêu, giải pháp, những vấn đề đang phải đối mặt, những thách thức cần KH&CN giải quyết".

Từ thực tế này, ông Lĩnh cho rằng, thời gian tới cần hệ thống hóa lại chính sách, pháp luật để thấy rõ mục tiêu cần thực hiện.

Chưa chi đúng 2% GDP cho KH&CN

PGS-TS Bùi Thị An - thành viên Đoàn giám sát - cho rằng cơ chế tài chính trong KH&CN chưa giải quyết tận cùng vấn đề, tuy nhiên những đổi mới gần đây đã giúp nhà khoa học dễ làm việc hơn: "Trước đây các nhà khoa học rất sợ thanh, quyết toán. Họ phải thuê người để tính toán mỗi khi làm đề tài. Điều này hiện bước đầu được tháo gỡ".

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, luật, chính sách đã có đủ, song ngân sách cho KH&CN thực tế không chi đúng 2% như quy định: "Nếu Quốc hội không có chế tài thì không địa phương nào thực hiện. Cần quy định nếu không chi đạt, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm".

Đồng tình với Đoàn giám sát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quan điểm tránh tình trạng "bốc thuốc, chia phần", đầu tư dàn trải mà Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một ví dụ khi được quy hoạch nhiều năm nay nhưng đến năm 2016 vẫn thiếu 5.000 tỷ đồng.

"Chúng ta có chương trình trọng điểm quốc gia, sản phẩm quốc gia, nhưng mỗi năm chỉ chi được 10 tỷ đồng cho một chương trình. Nhìn vào sự yếu kém, cần hiểu quá trình để có lòng tin và quyết tâm cải thiện. Phải nhìn từ bản thân ngành KH&CN, Bộ KH&CN và các sở để thấy họ không đứng một mình mà liên quan đến tài chính và nhiều cơ quan khác" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Nguồn: Bích Ngọc (Báo Khoa học và Phát triển)             

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay559
  • Tháng hiện tại83,012
  • Tổng lượt truy cập2,838,134
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây