Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Bộ KH&CN về hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật phát triển KH&CN

Thứ sáu - 29/01/2016 18:00 135 0
Giai đoạn 2011-2015, môi trường thể chế và hệ thống pháp luật về KH&CN tiếp tục được đổi mới hoàn thiện, Nghị quyết TW 6, khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vai trò quốc sách hàng đầu và động lực then chốt của KH&CN trong sự nghiệp phát triển đất nước; Luật KH&CN năm 2013 cùng với hệ thống các văn bản dưới Luật được ban hành khá đồng bộ kịp thời cụ thể hóa và đưa tinh thần đổi mới của Luật đi vào cuộc sống, các đổi mới tích cực tập trung vào 3 nhóm chế định: đầu tư tài chính; chính sách cán bộ; quản lý hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.

Ngày 19/01/2016, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo”.


Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng làm Trưởng Đoàn giám sát; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh làm Phó Trưởng Đoàn thường trực đoàn giám sát. Về phía Bộ KH&CN có Bộ trưởng Nguyễn Quân và đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan.

Giai đoạn 2011-2015, môi trường thể chế và hệ thống pháp luật về KH&CN tiếp tục được đổi mới hoàn thiện, Nghị quyết TW 6, khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vai trò quốc sách hàng đầu và động lực then chốt của KH&CN trong sự nghiệp phát triển đất nước; Luật KH&CN năm 2013 cùng với hệ thống các văn bản dưới Luật được ban hành khá đồng bộ kịp thời cụ thể hóa và đưa tinh thần đổi mới của Luật đi vào cuộc sống, các đổi mới tích cực tập trung vào 3 nhóm chế định: đầu tư tài chính; chính sách cán bộ; quản lý hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. 

Báo cáo với Đoàn giám sát, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, Chiến lược phát triển KH&CN đã được Bộ KH&CN, các Bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực, đúng định hướng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Một số mục tiêu đề ra của Chiến lược đã đạt được và có khả năng đạt được cao hơn vào năm 2020; Tiềm lực và trình độ KH&CN của Việt Nam được từng bước nâng cao, số lượng bài báo, công bố khoa học được công bố quốc tế và sáng chế của người Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng cũng được gia tăng hàng năm; tốc độ đổi mới công nghệ, năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp được tăng cường; khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực được rút ngắn đáng kể trong xếp hạng năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu ở một số lĩnh vực KH&CN có thế mạnh.

KH&CN đã có đóng góp quan trọng, thiết thực trong phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt nhân; một số lĩnh vực có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết đạt thứ hạng cao trong ASEAN; có khả năng thiết kế và chế tạo thành công nhiều công nghệ, thiết bị nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế; có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới trong một số ngành thiết yếu như điện, điện tử, dầu khí, đóng tầu, xây dựng, ý tế…

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được qua 5 năm triển khai Chiến lược, đội ngũ cán bộ KH&CN tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ KH&CN quốc gia nhìn chung còn tụt hậu xa so với thế giới, KH&CN chưa thực sự trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế.

Trong quản lý hoạt động KH&CN còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Chính vì vậy chưa hình thành được các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới. 

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát cũng đã nghe báo cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước về KH&CN của Bộ KH&CN trong lĩnh vực được giao: quản lý nhà nước về nghiên cứu và phát triển; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân; phát triển thị trường KH&CN; thông tin, thống kê KH&CN, hội nhập quốc tế về KH&CN. 

Các thành viên Đoàn giám sát đã tập trung trao đổi, đặt các vấn đề cụ thể như Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đã gắn với việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như thế nào; đâu là nguyên nhân một số mục tiêu cụ thể của Chiến lược không đạt được như mục tiêu về số lượng viện nghiên cứu đạt trình độ khu vực và thế giới, số lượng các doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chậm... Đoàn giám sát cho rằng, trong giai đoạn tới, cùng với việc tổ chức thực hiện tốt hơn các chiến lược KH&CN hiện nay thì cần phải đưa mục tiêu nhiệm vụ của KH&CN vào mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, cần triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm quốc gia để nhanh chóng nâng cao tiền năng công nghệ của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.


Nguồn:  Hạnh Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay195
  • Tháng hiện tại3,039
  • Tổng lượt truy cập2,758,161
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây